Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại

Quy trình sản xuất nước mắm

Cập nhật: Thứ sáu, 17/07/2015
Quy trình sản xuất
                          Quy trình sản xuất nước mắm của công ty được thực hiện theo phương pháp cổ truyền, lên men tự nhiên trên hệ thống công nghệ sạch, hiện đại, đảm bảo đúng nguyên tắc quy định của quy trình " Vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản ".  
    

1. Dụng cụ làm nước mắm: gồm các thùng chứa bằng gỗ (vựa), thạp sành (tĩn); đá san hô dùng đắp lù (lù là bộ lọc có tác dụng làm trong nước mắm, chặn được xác bã trong quá trình kéo rút); vỉ tre hoặc chổi rành để chắn miệng lù; bao sợi thưa phủ mặt lù; vỉ tre dằn mặt chượp; thanh dằn bằng tre hay gỗ cứng; đá dằn để đè chượp không nổi lên; vòi dẫn bằng ống trúc hay ống nhựa cứng.

                                                   

2. Nguyên liệu làm nước mắm :

Nguyên liệu 100% là cá cơm & cá nục tươi cộng với muối . Chất lượng của nguyên liệu quyết định một phần chất lượng của thành phẩm, vì vậy việc chọn muối và cá trước khi làm nước mắm là rất quan trọng.

Chọn muối  : Muối hạt vừa, trắng đục, khô, ít tạp chất, dùng muối cá tốt, cho nước mắm ngon. Theo tỉ lệ 3 cá, 1 muối trộn lẫn thành chượp, cho vào thùng gỗ , gài nén, kéo rút nước liên tục trong 6 tháng thì lấy được mắm. Nếu muối mặn quá sẽ làm cá tê cứng lâu, kéo dài thời gian thủy phân, còn muối nhạt quá cá sẽ thủy phân nhanh đồng thời nước mắm có mùi thối.

 

  


Chọn cá  : Không dùng cá quá tuổi, cá ươn, nên mua cá vừa mẩy mình, đặt cá nằm dán sát vào nhau trong thùng kín đáy. Tránh để cá bị mất nước trong quá trình vận chuyển hoặc tạm chứa chờ xử lý muối. Cũng không dùng nước lã để rửa cá, vì cá ở biển vớt lên tương đối sạch.

                                                   

3. Quy trình làm nước mắm 

Làm chượp : Chượp là tên gọi cá đã được trộn muối. Công thức làm chượp là 3 cá+1 muối, như vậy chượp có tỉ lệ muối từ 25-30%. Trộn thật đều đảm bảo cá ăn đủ muối. Nếu nhạt muối chượp sẽ có mùi hôi.

Vào chượp : Lần lượt nạp chượp vào thùng chứa, xả nước vừa đủ. Sau khi đã nạp hết, phủ lên măt chượp một lớp muối.

Gài nén chượp : Dùng thanh dằn, đá dằn để gài nén làm cho cá ép thành một khối, rút ra nước bổi. Sau khi đã chằn chượp, đô nước bổi vào phủ mặt chượp nhưng không ngâp mặt thùng phòng trường hợp cá no hơi làm tràn nước. Trong 15 ngày đầu kéo rút liên tục để trao đổi nước bổi trong và ngoài nhằm làm tan muối đồng thời để nước bổi có độ mặn cần thiết.

Chàm soi chượp : Sau 15 ngày kéo rút, để chượp nguyên trạng, nước bổi thừa cho vào thùng chứa riêng không đậy kín. Nơi đặt thùng hoặc bể mắm nên khô ráo, thông thoáng và có ánh sáng trời (nếu được thì hàng ngày nên phơi nắng vào buổi sáng). Hạn chế tối đa sự xâm nhập của ruồi bọ. Duy trì chượp ở tình trạng này đến cuối tháng thứ ba.

 

  

Kéo rút : Trong 3 tháng đầu thỉnh thoảng nên kéo rút để tránh nước tràn, nhưng cũng tránh rút kiệt nước đến mức để trơ mặt chượp. Khi kéo rút cần kéo chảy vừa đến nhỏ. Không để nước lã vương vào chượp. Chú ý xử lý các trường hợp mắm bị đục nước (do tắc lù hoặc lù lỏng, độ gạn kém) hoặc có màu đen (do không năng kéo rút hoặc phơi nắng).

Từ khi muối ủ lên men thành nước mắm cho kéo rút ra sản phẩm từ một năm trở lên. Đây là thời gian bắt buộc mà Công ty chúng tôi đã duy trì từ những năm khởi nghiệp nghề sản xuất nước măm. Chính sự thực hiện qui trinh khép kín, kiểm tra nghiêm ngặt kết hợp với đội ngũ kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, nhiều thâm niên cho nên sản phẩm nước mắm của Công ty Hương Nam “để càng lâu càng ngon”. 

 

 

4. Ra sản phẩm 

 

Sau thời gian ủ cá từ 1 năm trở lên  trong môi trường ổn định, đạt tiêu chuẩn sẽ cho ra đời một loại nước màu đỏ óng, thơm lừng mà người dân thường hay gọi là nước mắm cốt nhỉ.

 

 

 

 

Với loại nước mắm cốt có thể dùng vào việc chống lạnh “rét” hoặc dùng cho những người thợ lăn “chịu áp suất lớn hơn bình thường”và còn nữa nếu nước mắm cốt để thời gian từ 15 năm trở lên sẽ có tác dụng chữa một số bệnh đặc biệt là bệnh tiêu hóa “Thật là công phu đời cha để đời con hưởng”.